Thursday, November 22, 2012

Phim Việt khó có cơ hội

0comments


Hai phim của Việt Nam dự giải lần này cho thấy sự yếu thế của phim Việt so với nhiều nền điện ảnh khác ngay trên sân nhà

Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Hà Nội (Haniff) lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 đến 29-11 với sự tham dự của nhiều tên tuổi điện ảnh lớn trên thế giới cùng nhiều tác phẩm điện ảnh xuất sắc của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hấp dẫn phim quốc tế

Dù là một LHP non trẻ nhưng theo bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, nhờ các thành viên ban cố vấn của liên hoan đều là những người bạn lâu năm thân thiết của điện ảnh Việt nên Haniff lần 2 vẫn thu hút được nhiều nền điện ảnh tiêu biểu, thậm chí là những tác giả, tác phẩm xuất sắc. Có mặt để trình chiếu với khán giả Việt Nam là We need to talk about Kevin, bộ phim lọt vào đề cử giải Cành cọ vàng LHP Cannes 2011; Amour, giải Cành cọ vàng LHP Cannes 2012, hay A Separation (Một vụ ly hôn), giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất 2012 của điện ảnh Iran… Khoảng 1.000 đại biểu, nghệ sĩ trong nước và quốc tế sẽ tham dự Haniff lần 2. 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đã gửi 200 bộ phim tham dự ở 3 thể loại: phim truyện, phim ngắn và Netpac.

14 phim tranh giải LHP Haniff lần 2 là Talgat của Kazakhstan; Shackled posas (Bị còng tay) của Philippines; Song of silence (Bài ca của sự im lặng); Sea shadow (Bóng ma trên biển) của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất; Helpless (Vô vọng) của Hàn Quốc; Ranjana - I am coming back (Ranjana - Tôi sẽ trở lại) của Ấn Độ; Diva của Hồng Kông; Telegram (Điện tiến) của Tajikistan; Hatred (Thù ghét) của Iran; Nice to meet you (Hân hạnh được gặp) của Nhật Bản; Night of silence (Đêm tĩnh lặng) của Thổ Nhĩ Kỳ; Existance (Sự tồn tại) của New Zealand; Thiên mệnh anh hùng và Đam mê  của Việt Nam.

Dấu ấn Việt Nam trong liên hoan lần này chính là trình chiếu chùm phim về Hà Nội với những tác phẩm từ khi Lý Công Uẩn dời đô đến Thăng Long, cho đến những bộ phim thời chiến tranh và cả những phim của hiện tại. Bà Ngô Phương Lan khẳng định cách lựa chọn đó không “đụng hàng” với bất kỳ LHP nào trên thế giới.

Yếu thế ngay trên sân nhà

Sau khi ban tổ chức (BTC) LHP công bố danh sách phim tranh giải và chiếu khai mạc, có thể dễ dàng nhận thấy dấu ấn phim Việt trong LHP lần này nhiều khả năng sẽ là Cát nóng của đạo diễn Lê Hoàng, phim chiếu khai mạc LHP chứ không hẳn là một trong 2 phim dự thi: Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn: Victor Vũ) hay Đam mê (đạo diễn: Phi Tiến Sơn). Vẫn biết chọn phim đi dự LHP không phải là điều dễ dàng, để chọn được Đam mê và Thiên mệnh anh hùng, BTC đã phải loại 6 bộ phim khác. Thế nhưng 2 phim dự thi lần này cho thấy sự yếu thế của phim Việt so với nhiều nền điện ảnh khác.

Nhận được nhiều lời khen của cả giới chuyên môn cũng như khán giả nhưng Thiên mệnh anh hùng thiên về giải trí, rất khó thành công khi mang đi tranh tài tại các LHP quốc tế. Riêng Đam mê, phim mới ra lò nhưng giới chuyên môn tỏ ra thất vọng ngay trong buổi chiếu ra mắt dù phần hình ảnh trong phim được đánh giá là khá đẹp.

Phim xoay quanh câu chuyện về niềm đam mê của các thành viên trong gia đình, một người cha thích nuôi, chăm sóc hổ, gấu, trong khi cậu con trai lại thích hút mật gấu, bẫy chim, còn cô con gái chỉ luôn mơ ước được làm người mẫu. Mỗi người có lý do riêng để theo đuổi đam mê, cả ba đều tìm cách khẳng định đam mê của mình, thậm chí họ còn sử dụng những thủ đoạn để ngăn cản đam mê của người khác.  Đam mê của họ giống như một thế giới riêng, không ai hiểu hay có thể chia sẻ…

Nhà báo kỳ cựu về điện ảnh Dương Phương Vinh cho rằng Việt Nam chọn Đam mê tham gia LHP quốc tế ngay trên chính sân nhà là “hớ to”. “Kịch bản phim không chặt chẽ, đạo diễn và diễn viên cũng chưa hoàn thành tốt phần việc của mình. Phim chiếu trong nước đã thấy buồn cười, mang đi thi thố thì càng buồn cười hơn” - nhà báo này nhận xét.

Ban giám khảo toàn là đạo diễn, diễn viên

Dù không được khán giả Việt biết đến nhiều như ban giám khảo (BGK) Haniff lần 1 nhưng BGK năm nay vẫn được đánh giá cao với những tên tuổi nhiều kinh nghiệm trong ngành điện ảnh của thế giới và Việt Nam. Bà Ngô Phương Lan khẳng định BTC Haniff muốn chọn một BGK toàn các đạo diễn và diễn viên và nhờ vậy mỗi giám khảo của Haniff sẽ có một bộ phim được trình chiếu tại liên hoan lần này.

Điểm mới của LHP lần này là BGK và các nhà làm phim sẽ cùng xem phim với khán giả. Để có một LHP gây được chú ý, nhà tổ chức còn thiết kế một trại sáng tác tài năng quy tụ các chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức… với sự tham dự của những nhà làm phim trẻ tài năng đến từ Đức, Phần Lan, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam…

HOÀNG LAN ANH

Lolita: Vài mẫu xe Packard (xuất hiện trong chương 23, Lol...

0comments
Lolita: Vài mẫu xe Packard (xuất hiện trong chương 23, Lol...: Lolita: Xe Packard. Lolita: Xe Packard. Lolita: Xe Packard. Trong chương 23 Lolita , nhân vật Haze (vợ của Humbert, mẹ ...

Lolita: Lolita: 1961 FR Olympia Press, Paris

0comments
Lolita: Lolita: 1961 FR Olympia Press, Paris: Lolita Trang bìa Lolita : 1961 FR Olympia Press, Paris.

Thursday, November 15, 2012

Lolita: Chương 22

0comments
Lolita: Chương 22: Tôi nghĩ là đúng một tuần sau lần đi bơi cuối cùng của chúng tôi thì chuyến thư trưa mang đến câu trả lời từ bà Phalen đệ nhị. Quý bà viết...

Lolita: Lolita: 1959 TUR Aydin Yayinevi, Istanbul

0comments
Lolita: Lolita: 1959 TUR Aydin Yayinevi, Istanbul: Lolita Trang bìa  Lolita : 1959 TUR Aydin Yayinevi, Istanbul.

Wednesday, November 14, 2012

Lolita (bản dịch của Thiên Lương)

0comments

Chương 1

Lolita, ánh sáng đời tôi, lửa dục lòng tôi. Lầm lỗi của tôi, linh hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt ba bước xuôi vòm miệng để vỗ nhẹ, tại bước ba, lên răng. Lo. Lee. Ta.

Nàng là Lo, đơn giản là Lo thôi, vào buổi sáng, đứng cao bốn foot mười inch[1], đi một chiếc tất. Nàng là Lola trong chiếc quần dài. Nàng là Dolly khi đến trường. Nàng là Dolores trên dòng điền tên. Nhưng trong vòng tay tôi, nàng lúc nào cũng là Lolita.

Nàng có tiền thân nào không? Nàng có, quả thật nàng đã có. Trong thực tế, có lẽ chẳng tồn tại Lolita nào hết nếu tôi đã không yêu, vào mùa hè nào đó, một cô bé đầu tiên. Tại công quốc bên bờ biển. Ôi, khi nào nhỉ? Khoảng ngần ấy năm trước khi Lolita ra đời, và cũng bằng số tuổi của tôi mùa hè ấy. Có thể luôn luôn trông cậy vào kẻ giết người về phong cách trình bày hoa hòe hoa sói.

Thưa quí bà và quí ông trong bồi thẩm đoàn, tang vật số một là cái mà những thiên thần thượng đẳng với đôi cánh tuyệt trần, những thiên thần hồn nhiên, không thấu đáo sự tình, sinh lòng ganh tị. Xin hãy nhìn cuộn gai rối ren này.


Nguồn: http://vietnamlolita.blogspot.com/2012/06/chuong-1.html

Sổ Thù Vặt

0comments

Hoa Cỏ May

0comments


Xuân Quỳnh

Cát vắng sông đầy cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc sang hè
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết trôi dòng theo gió xa

Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như lời khói
Ai biết lòng người có đổi thay?!

Bàn Tay Em

0comments

Xuân Quỳnh

Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
Tập vá may, tết tóc một mình,
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.

Đường tít tắp, không gian như bể,
Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồn gìn giữ.
Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
Em phơi mền, vá áo cho anh.
Tay cắm hoa, tay để treo tranh,
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã.
Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em

Từ Biệt

0comments


Lưu Quang Vũ

Thôi nhé em đi
Như một cánh chim bay mất
Phòng anh chẳng có gì ăn được
Chim bay về những mái nhà vui

Nghĩa gì đâu kỷ niệm tháng năm dài
Lời thương mến nhớ lại thành chua chát
Lòng ta cạn hay tại đời quá hẹp
Nghĩ cho cùng nào dám trách chi em

Những ngày qua không thể dễ nguôi quên
Em lạc đến đời anh tia nắng rọi
Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới
Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm

Anh làm sao quên được những con đường
Lá vàng rơi trên cỏ
Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ
Nhớ vầng trăng xẻ nửa lúc xa xôi
Nhớ lời yêu trong những lá thư dài
Sao em muốn anh quên nhanh chóng thế
Anh cũng lạ cho mình xe cát bể
Chắp đời em vào với cánh buồm anh
Anh giặt áo cho em anh dọn bếp sửa buồng
Lúc em vắng anh thường ngồi tựa cửa
Anh cứ nghĩ thương nhau là tất cả
Nhưng em cười khi anh chẳng thể vui
Hai ta không đi một ngả đường dài
Không chung khổ đau không cùng nhịp thở
Những gì em cần anh chẳng có
Em không màng những ngọn gió anh trao
Chiếc cốc tan không thể khác đâu em
Anh nào muốn nói những lời độc ác
Như dao cắt lòng anh như giấy nát
Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu
Tiếng bán mua tiếng cãi chửi ồn ào
Những nhà cửa nhỏ nhoi những mặt người bụi bẩn

Cánh chim vàng lạc đến đỉnh rừng hoang
Nay trở lại với cỏ mềm quả ngọt
Hãy ra đi sung sướng
Thật ra mà nói chẳng có gì để nói
Giã từ

(Thơ Lưu Quang Vũ chia tay Tố Uyên)
 

Butterfly © 2010

Blogger Templates by Splashy Templates